Ballet
Cơ sở lý luận ( khái niệm, lịch sử phát triển, phân loại)
- Khái niệm: Ballet là một loại hình nghệ thuật múa có nguồn gốc từ Ý. Đặc trưng của Ballet là sự tinh tế, đẹp mắt và điều chỉnh tỉ mỉ trong từng đường cong của cơ thể. Được kết hợp ở nhiều yếu tố như vũ đọa, diễn xuất và âm nhạc để tạo ra buổi trình diễn hoàn hảo. Ballet yêu cầu sự kiên nhẫn, sự tập trùng và kiểm soát cơ thể.
- Lịch sử phát triển:
- Ballet ra đời ở Ý vào thế kỉ 15, từ các vở nhạc kịch và hội họa cung đình. Sau đó lan rộng sang Pháp.
- Vào năm 1661, thế kỉ 17 Ballet trở thành nghệ thuật chính thức, với hệ thống kỹ thuật và những nguyên tắc cơ bản được hình thành. Tại thời kỳ này, Ballet còn mang tính kịch tính nhằm kể lại các câu chuyện thần thoại, anh hùng.
- Đến thế kỷ thứ 19, các vở diễn đặc sắc về chủ đề siêu nhiên và bi kịch lãng mạng được ra đời. Đó là thời kỳ của Ballet Lãng mạng và Cổ điển được thể hiện mạnh mẽ.
- Cho đến thế nay, Ballet được phát triển ra các dạng hiện đại hơn, nhấn mạnh đến kỹ thuật biểu diễn, cá nhân hóa và sáng tạo. Không còn bị giới hạn ở phong cách cổ điển mà tiếp tục phát triển với những phong cách mới.
- Phân loại: Cho đến ngày nay, Ballet có 4 phong cách chính
- Ballet Lãng mạng (Romatic Ballet): Đặc trung của phong cách này là sự nhẹ nhàng, nổi bật với động tác trên đầu ngón chân và váy tu-tu mềm mại.
- Ballet Cổ điển (Classical Ballet): Một phong cách Ballet truyền thống, đucợ tuân theo quy chuẩn và kỹ thuật.
- Ballet hiện đại (Modern Ballet): Các động tác phá vỡ khỏi những quy tắc của Ballet cổ điển, được nhấn mạnh vào mặt truyền đạt cảm xúc và các chủ đề xã hội.
- Ballet đương đại (Contemporary Ballet): Là một sự kết hợp giữ Ballet cổ điển và Ballet hiện đại.
Lợi ích khi tập bộ môn
- Lợi ích chung:
- Nâng cao sức khỏe thể chất: tăng cường khả năng giữ thăng bằng, tính linh hoạt, sức bền bỉ và sự nhanh nhẹn
- Cải thiện tư thế: thông qua tập luyện trong thời gian dài, tư thế cơ thể sẽ được điều chỉnh đối xứng qua xương chậu, hình thành cột sống chính xác và cải thiện tư thế một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ tinh thần:
- Hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội
- Rèn luyện tính kiên nhẫn.
- Lợi ích cho trẻ từ 3 – 12 tuổi:
- Phát triển cơ thể và thể chất: Ballet giúp trẻ phát triển các cơ bắp, cải thiện sự cân bằng và vận động phối hợp giữa các động tác tay chân, tăng cường độ linh hoạt. Giúp mang lại cho trẻ nền tảng cơ bản vững chắc.
- Tăng sự tự tin và kỷ luật: Học Ballet yêu cầu cao về mặt kỷ luật và sự kiên nhẫn. Việc luyện tập sẽ giúp trẻ tự tin hơn vào khả năng của mình, cũng như tính kiên nhẫn khi thực hiện động tác.
- Tăng khả năng tập trung và chú ý: Luyện cho trẻ việc lắng nghe và chú ý vào các chi tiết động tác, cải thiện tập trung và ghi nhớ động tác.
- Phát triển cảm xúc và khả năng sáng tạo: Khuyến khích các bạn thể hiện cảm xúc và sự sáng tạo qua các động tác đã được học.
Mục tiêu cần đạt khi giảng dạy
- Mục tiêu đối với học sinh:
- Đối với học sinh từ 3 – 7 tuổi, cần nắm rõ những nguyên tắc động tác, tên gọi cơ bản trong Ballet như pile, tendu, releve và các thể tay, chân.
- Đối với học sinh từ 8 – 12 tuổi, có thể thực hiện thêm các động tác nâng cao, các kỹ thuật như pirouettes, grand jeté,
- Cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của cơ thể. Đặc biệt là các vùng như chân, lưng và vai. Thực hiện thành thạo các chuyển động kết hợp giữa tay chân, các chuyển động trong Ballet.
- Cảm nhận được âm nhạc, nhớ nhịp, nhớ bài đã học. Trong 2 tháng có thể thực hiện một bài múa được kết hợp với âm nhạc và các kỹ thuật phù hợp với độ tuổi.
- Mục tiêu đối với giáo viên:
- Đảm bảo học sinh làm được các động tác đúng kỹ thuật, biên độ, nắm rõ các động tác cơ bản. Các động tác phù hợp với độ tuổi và thể trạng của học sinh.
- Xây dựng mội trường lớp học năng động, an toàn, tránh những chấn thương trong lúc tập luyện.
- Rèn cho học sinh kỷ luật trong lớp học, các thói quen từ khi bắt đầu
- Chuẩn bị các bài múa được kết hợp từ những động tác đã học, âm nhạc và trình diễn.
- Đánh giá định ký tiến độ của học sinh theo từng cá nhân hoặc theo lớp